Là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể như: lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng trên một chân… Hãy cho trẻ vận động thật nhiều giúp bé phát triển thể lực, phát triển chiều cao, tăng oxi lên não, cân bằng phối hợp 2 bán cầu não và phát triển trí lực. Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.
Những hoạt động này giúp trẻ phối hợp và kiểm soát các cơ bắp của thân, tay và chân. Đi thăng bằng, nhảy, đá, ném, và bắt là những kỹ năng chúng ta có được, trừ khi chúng ta không bao giờ phát triển chúng. Sức mạnh cơ bắp, sự cân bằng, khả năng điều khiển và phối hợp là những kỹ năng quan trọng đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Nắm vững các kỹ năng vận động cơ thể giúp xây dựng mạng lưới thần kinh não và giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên các vận động tinh. Hãy tham gia làm các hoạt động này cùng với trẻ – bạn có thể phát triển một thói quen hoạt động cơ thể của riêng mình và làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và béo phì
Kỹ năng | Điểm mốc trung bình đạt được |
Chỉ nâng được đầu | 1 tháng |
Nâng đầu khi nằm sấp chống tay | 4 tháng |
Lật từ sấp sang ngửa | 4 tháng |
Lật từ ngửa sang sấp | 5 tháng |
Ngồi có trợ giúp | 5 tháng |
Ngồi một mình | 6 tháng |
Tự ngồi lên và bò | 8 tháng |
Bám đứng lên và đi có bám | 9 tháng |
Đi một mình | 12 tháng |
Chạy | 15 tháng |
Bước lên cầu thang | 21 tháng |
Bước xuống cầu thang | 27 tháng |
Đạp xe ba banh | 36 tháng |
Nhảy quãng | 60 tháng |
Đạp xe hai bánh | 72 tháng |
Là những kỹ năng liên quan đến khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như: cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối và các động tác phức tạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh, cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng…Kỹ năng vận động tinh phát triển tùy theo việc chơi – tập luyện của trẻ để cha mẹ lựa chọn đồ chơi phù hợp giúp phát triển các kỹ năng vận động thô/tinh.
“Bàn tay của con người, rất tinh tế và phức tạp, không chỉ khiến tinh thần tỏa ra ngoài mà còn cho phép toàn bộ con người tham gia vào các mối quan hệ đặc biệt với môi trường. Chúng ta thậm chí có thể nói rằng con người chiếm giữ môi trường của mình bằng bàn tay”.
Phát triển vận động tinh chủ yếu là các cơ bắp nhỏ của bàn tay và ngón tay. Các hoạt động mà bạn sẽ tìm hiểu về vận động tinh giúp trẻ dần dần cải tiến và phát triển việc kiểm soát và phối hợp của các vận động của bàn tay. Khi những kỹ năng này phát triển, trẻ sẽ có thể tự làm được nhiều hơn những việc cho chính mình, mà đỉnh cao là viết.
Kỹ Năng | Độ Tuổi |
---|---|
Mở nắm tay | 3 tháng |
Đưa đồ vật vào đường giữa cơ thể | 4 tháng |
Chuyển đổi ( từ tay này sang tay kia) | 5 tháng |
Với và nắm một bên | 6 tháng |
Ăn bốc bằng tay | 9 tháng |
Biết sử dụng ly mà không cần trợ giúp | 9 tháng |
Cầm đồ vật bằng hai ngón trỏ và cái | 10-11 tháng |
Biết sử dụng muỗng | 12 tháng |
Biết buông đồ vật tự ý | 12 tháng |
Có biểu hiện thuận tay | 24 tháng |
Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ em không chỉ cần thời gian để chơi một mình và chơi với các trẻ khác không có sự can thiệp của người lớn; trẻ còn rất cần thời gian chơi với bố mẹ. Bé rất mong được chơi với bố mẹ vì điều này tạo nên cảm xúc rất đặc biệt cho bé. Vì vậy mà các bậc cha me được khuyến khích tìm thời gian để dành chơi với trẻ một cách thường xuyên, hoặc lựa chọn đồ chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Mỗi một giai đoạn trẻ sẽ thể hiện những kỹ năng vận động khác nhau. Cha mẹ cần theo dõi và đánh giá để biết hướng cải thiện và hướng dẫn cho con. Tuy nhiên, sẽ có những trẻ không thể bắt kịp vì những vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Điều quan trọng là trẻ nhận được càng nhiều sự chăm sóc (can thiệp sớm) càng tốt. Vì vậy, nếu cha mẹ lo lắng về bất kì mặt nào về sự phát triển của trẻ, hãy đến gặp bác sĩ hay y tá nhi khoa để nhận được sự giúp đỡ.